Đất Thánh

 

Đất Thánh

 

Lịch sử vắn tắt

Lịch sử nhân loại tại Palétin trải dài trên nửa triệu năm, và phức tạp hơn các miền khá vì Palétin là một cây cầu nối giữa hai lục địa lớn là Phi Châu và Á Châu: các dân từ bắc và nam đã liên tục di chuyển qua lại ngang qua đây. Sau đây là lược thuật lịch sử về các thời kỳ chính.

 

Thời Kỳ Đất Nung 1.400.00 – 4.500 trước Công Nguyên (TCN)

Một phần xương người cổ xưa nhất được khám phá tại Palétin có vào khoảng 1 triệu 400 ngàn năm về trước. Con người lúc đó sống bên bờ các con sông và hồ đầy rẫy trong vùng vì ở đó mưa nhiều hơn bây giờ. Ở đó các thời kỳ mưa và khô trùng với các thời kỳ băng đá và giữa thời băng đá tại Âu Châu. Có rất nhiếu con thú lớn sống trong khung cảnh của một khu đồng cỏ, và khi kỹ thuật chế tạo các dụng cụ bằng đá lửa đã được cải tiến, thợ săn có thể đi xa hơn để tìm muông thú. Vào cuối thời kỳ Đất Đá một thợ giỏi có thể làm được 6 mét đá sắc để cắt từ 1 kilô đá lửa, trong khi vào đầu thời kỳ này họ chò làm được có 10 phân mà thôi.

Chứng cớ có lửa xuất hiện khoảng 200.000 TCN, nhưng có cuộc cải cách lớn giữa khoảng 10.000 năm và 8.000 năm TCN, khi nên kinh tế chuyển từ thu lượm thức ăn sang chế tạo thức ăn. Việc chăn nuôi súc vật và trồng các loại hạt ngũ cốc giúp cho dân du mục định cư, và buộc họ phải phát triển các tài khéo khác và một hình thức tổ chức xã hội mới: làng mạc thay thế cho các trại, và đồ gốm thay thế cho các bình chứa làm bằng đá.

 

Thời kỳ Đồng Thau 4.500 – 1.200 TCN

Các nơi định cư nằm gần các con suối, vì chỏm đá băng rút nhỏ lại tạo nên một khí hậu khô ráo hơn tại Palétin. Việc đổi chác một vật liệu nguyên thủy mới là đồng làm giảm sự cô lập của các làng mạc và thúc đẩy sự lan truyền của văn hóa và tư tưởng. Các làng mạc nắm được các điạ điểm chiến lược trân các tuyến đường giao thương biến thành các thánh phố có thành lũy che chở. Đời sống thành thị giúp cho việc phát triển các nghề chuyên biệt: Bàn quay làm đồ gốm xuất hiện và đồng được kết hợp với thiếc để tạo nên một loại đồng đỏ cứng hơn. Các sự chuyển biến xẩy ra nhanh hơn trong các thung lũng sông Nile, Tiger va Euphrates. Nhiều đế quốc xuất hiện tại Ai Cập và vùng Lưỡng Hà Điạ trong khi Palétin vẫn chỉ là một nước gồm một mạng lưới các thành phố.

Các pharaoh nhiệt thành nắm quyền kiểm xoát đồng bằng ven biển của Palétin trong nhiều thế kỷ cho đến khoảng 1.800 năm TCN, một nhóm du mục đến từ Lưỡng Hà Địa do Abraham hướng dẫn. Bộ lạ của ông tản mác trên núi cho đến khi nạn đói khiến họ phải di dân về Vựa thóc của Ai Cập. Người Do Thái ở đó cho đến khi Môisen dẫn họ xuất hành khoảng năm 1250 TCN. Trong khi Joshua tạo dựng đất đai trên vùng đồi núi thì người dân biển, bị Ai Cập đẩy lui, đã định cư ở miền Philistin

 

Thời Kỳ Sắt Thép 1.200 – 586 TCN

Dân Philistin và Canaan đã phát triển việc dùng sắt và các xe ngựa kéo của họ kiểm xoát vùng đồng bằng và các thung lũng rộng lớn ăn sâu vào trong miền núi. Áp lực họ tác dụng khiến cho người Do Thái phải bỏ hệt thống bộ lạc lỏng lẻo và theo một chế độ vương quốc. Sự thành công của vị vua đầu tiên, Saul, rất hạn chế; nhưng vua Đavít (1004-965 TCN) đã hoàn chỉnh hệ thống mới; ông chiếm được một thủ đô mới, Giêrusalem; và kiến tạo ở đây một trung tâm chính trị hữu hiệu bằng cách thiết lập Hòm Bia Giao Ước, biểu tượng tôn giáo mà tất cả mọi người Do Thái đều tôn thờ.

Vua Solomon (965 – 928 TCN) củng cố các chiến thắng của vua cha nhưng những đòi hỏi: việc kiểm xoát khắt khe cuả nhà vua và thuế má nặng nề quá to lớn đối với dân chúng. Khi ngài qua đời, phần phiá bắc của vương quốc tách rời và trở nên vương quốc Israel trong đó các cuộc nổi dậy đẫm máu là những lần đổi vua. Trong cả Israel lần vương quốc phía nam Judah các tiên tri kêu gọi sự tinh tuyền của đức tin và kết án những bất công xã hội.

Vào thế kỷ thứ 8 TCN người Assyria tái sinh càn quét khắp miền trù phú hình bán nguyệt và đánh bại vương quốc Aramaen xứ Syria trước đây luôn luôn đe doạ hai nước Israel. Sau khi đánh bại Israel năm 721 TCN, người Assyrian chinh phục miền Judah và cai trị tất cả miền Nam Ai Cập. Khi Assyria yếu kém dần và Babylon lớn mạnh hơn, vào năm 600 TCN, Babylon kiểm xoát tất cả Lưỡng Hà Địa, Giêrusalem thất thủ năm 586 TCN và dân Judah chịu cảnh khổ nhục vì bị lưu đầy.

 

Thời Kỳ Ba Tư 538 – 332 TCN

Người Do Thái được phép trở về quê hương của họ năm 538 TCN nhờ vua Cyrus nước Ba Tư, sau khi quân đội của ông chiếm đóng Babylon năm trước đó. Syria và Palétin chỉ trở nên một tỉnh xa xôi của một đế quốc bao phủ tất cả miền Trung Đông. Người Do Thái phải chịu sự thù ghét của người Sanaritanô cho đếnkhi một thống đốc người Do Thái tên Nehemiah được bổ nhiệm vào giữa thế kỷ thứ 5 TCN. Những vận động chính trị kheó léo của ông giúp cho đạt được một tình trạng gần như độc lập, và tinh thần của dân chúng được tăng cường nhờ sự cải cách tôn giáo của Ezra.

 

Thời Kỳ Hy Lạp 332 – 63 TCN

Alexandre Đại Đế chấm dứt Đế Quốc Ba Tư vào cuối năm 331 TCN, sau khi đã hành quân tại Palétin trong năm trước. Sau khi ông qua đời năm 232 TCN, các tướng lãnh của ông chia sẻ đế quốc ngắn hạn của ông: Ptolemy chiếm Ai Cập và Palétin, trong khi Syria và Babylon rơi vào tay Seleucus. Palétin trở thành chiến địa giữa hai triều đại này, nhưng người Ptolemy tiếp tục nắm giữ cho đến năm 200 TCN khi bị rơi vào tay của người Seleucids.

Kể từ thời lưu đầy Viên Thượng Tế phải giữ nhiều nhiệm vụ trước đây do nhà vua nắm. Để đảm bảo quyền hành, người Seleucids phải nắm giữ vai trò thượng tế này. Các người được họ bổ nhiệm thay thế triều đại truyền thống Sadokites, nhưng mức ảnh hưởng ngoại bang, đặc biệt là về tôn giáo, đã khiến cho một cuộc nổi loạn bùng lên do ba anh em Maccabê hướng dẫn vào năm 167 TCN. Lúc đầu chỉ là một cuộc tranh đấu đòi quyền tự do tôn giáo, sau đó đã biến thành một cuộc chiến dành quyền độc lập chính trị. Dòng dõi Maccabê chuyển thành triều đại Hasmonean và bành trướng quyền cai trị của người Do Thái trên toàn cõi Palétin, Golan, và bờ phía đông của sông Jordan, gần như là bằng giải đất của Đế Quốc của vua Đavít và Salômôn

 

Thời Kỳ Rôma 53 TCN – 324 SCN (Sau Công Nguyên)

Một quốc gia Do Thái mạnh có thể giúp ích cho Rôma như một trái độn chống lãi quân Parthian, nhưng khi có cuộc nội chiến khiến cho người Hasmonean bị tê liệt, người Rôma phải nhẩy vào để điều khiển năm 63 TCN. Tuy nhiên họ thích có một quốc gia thân chủ và khi một nhà vua cận thần của Rôma là Đại Đế Herod xuất hiện (37 – 4 TCN), thì họ trao quyền tự trị cho ông này, và khi có thể lại còn gia tăng thêm đất đai cho ông cai quản nữa. Các người con của Herod không có những đức tính của vua cha, buộc người Rôma phải trực tiếp cai trị năm 6 SCN. Quyền bính chính trị được trao cho một thống đốc đặt thủ phủ tại Caesarea.

Thời kỳ sứ mệnh của Giêsu thành Narzareth (28-30 SCN), có ảnh hưởng rất lớn trên thế giới vào lúc đó, nhưng một yếu tố trong mầm mống tôn giáo và chính trị căng thẳng gây nên bởi cách cai trị sai trái của người Rôma đã nổ bùng thành cuộc nổi dậy lần thứ nhất năm 66 SCN. Để dập tắt Titus và Vespasian tàn phá miền đất này. Việc phá hủy ĐềnThờ năm 70 SCN thúc đẩy một sự chuyển hướng lớn lao bêntrong Do Thái giáo; việc thờ cúng với của lễ hy sinh không còn tiếp tục nữa, và hệ thống quý tộc của các thầy thượng tế phải nhường chỗ cho những người tôn trọng luật pháp, họ cho rằng một cộng đồng nằm rải rác chỉ có thể được nối kết với nhau qua sự cùng tuân theo một đạo luật chung.

Tuy nhiên Giêrusalem vẫn nắm giữ vị trí trung ương. Khi Hoàng Đế Hadrian đề nghị qúa nhiều ân huệ cho người Do Thái, nơi này gần như biến thành một thành phố vô thần, và cuộc nổi dậy lần thứ hai bùng nổ (132-135 SCN). Được hướng dẫn bởi Bar Kokhba một người được cho là đấng Messiah. Quân Rôma rất vất vả mới dẹp tan được, và Aela Capitolina được xây dựng trên Giêrusalem bị san bằng. Bị trục xuất khỏi Giêrusalem và cả mniền Judaea, người Do Thái bắt đầu dời lên phía bắc, họ xây dựng các làng mạc và xây dựng các đền thờ tại Galilê và miền Golan. Palétin trở nên khu hậu cần mà người Rôma không đụng đến, miễn là thuế má được đóng đều đặn.

 

Thời kỳ Byzantine (324 – 640 SCN)

Một sự chuyển tiếp từ thời Rôma sang Byzantine không có nghĩa là có sự thay đổi về văn hóa. Thủ đô của đế quốc chỉ được dời từ Rôma sang thành phố Hy Lạp Byzantium, sau này được đổi tên là Constantinople (300 SCN). Ý nghĩa chính trị của sự di chuyển này kém phần quan trọng đối với Palétin hơn là quyết định của Đại Đế Constantine (274-337 SCN) công nhận Thiên Chúa giáo và cho phép phát triển (313 SCN). Ông đa cho cung hiến các điạ điểm liên quan đến nơi sanh, cái chết, sự phục sinh, và lên trời của Chúa Giêsu, bằng việc cho xây cất nhiều thánh đường lớn, tạo sự chú ý đến các Địa Điểm Thánh. Khách hành hương kéo đến Đất Thánh, giúp cho sự phát triển về mọi mặt; nhà thờ mọc lên khắp nơi, và các tu viện khiến cho thành phố hoang phế Giêrusalem lại trở nên phồn thịnh như dưới thời Đại Đế Herod.

Tuy nhiên, vì Palétin có nhiều sự mâu thuẫn về thần học, nên đã bị xâu xé vì nhiều vụ bạo động. Có cuộc nổi dậy của người Samaritanô năm 529 và cuộc xâm chiến của quân Ba Tư năm 614. Cả hai rất ngắn hạn nhưng lại gây thiệt hại khủng khiếp.

 

Thời kỳ Ả Rập đầu tiên 640 – 1099 SCN

Bị xâu xé bởi những tranh chấp nội bộ và kiệt quệ vị cuộc chiến với Ba Tư, Đế Quốc Byzantine không thể chống cự lại đoàn kỵ binh hiếu chiến tràn sang từ sa mạc Ả Rập. Họ được hun đúc bởi đức tin mới do Muhammad (570 – 632) giảng dậy. Palétin hoàn toàn thất thủ với trận chiến tại Yarmuk ngày 20 tháng 8 năm 63. Hai năm sau, sau khi xâm chiến Ba Tư, vị caliph thứ hai (kế vị tiên tri) là Omr (634 – 644) chấp nhận sự đầu hàng của Giêrusalem.

Được công nhận là một Thánh Thánh vì có tính cách thiêng liêng đối với hai tôn giáo (Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo) Giêrusalem cũng được coi như là tiền thân của Hồi giáo. Giêrusalem trở nên một trung tâm cho hành hương Hồi giáo. Nơi đây được bảo vệ và được trang hoàng đẹp đẽ bởi các triều đại kế tiếp: Umayyad (661 – 750), Abbasid (750 – 974), và Fatimid (975 – 1171), cho đến năm 1009 khi vị caliph điên khùng Hakim ban hành lệnh đàn áp dã man người kitô và tàn phá nhiều nhà thờ.

Các nhóm hành hương có tổ chức đến đều đặn từ Âu Châu cho đến khi Giêrusalem bị quân Thổ Seljuk chiếm đóng năm 1071. Các người hành hương từ chối không hợp tác với quân chiếm đóng và các tín hữu Âu Châu sốt sắng hết sức phẫn nộ và đồng lòng phản kháng. Điều này đã đưa đến việc Đức Giáo Hoàng Urbanô II kêu gọi năm 1095 một cuộc Thánh Chiến để giải phóng Đất Thánh.

 

Thời Kỳ Thánh Chiến (1099 – 1291)

Tầm cỡ của công cuộc này to lớn đến nỗi một khi khởi sự thì không thể nào ngưng được, mặc dầu người Fatimids đã tái chiếm Giêrusalem vào đầu năm 1099. Quân Thánh Chiến chiếm đóng Thành Thánh vào ngày 15 tháng 7, 1099. Hành động đầu tiên của họ là tàn sát tất cả mọi người Hồi giáo. Chính là vì sự quá khích này mà đã nẩy sinh sự cứng rắn của Hồi giáo. Ký ức về cuộc thảm sát này mãi mãi cản trở một sự sống chung hòa bình vĩnh viễn.

Vị vua đầu tiên, Baldwin (1100 – 1118) giúp cho có một nền tảng vững chắc cho vương quốc. Hệ thống quân chủ với hoàng đế là đấng tối cao trên các vương hầu được quân Thánh Chiến mang đến làm cho có một hệ thống hành chánh hữu hiệu. Palétin chưa bao giờ được cai quản hữu hiệu đến như thế ở mức độ địa phương, và nhờ những đóng góp của Âu Châu, các lâu đài, tu viện và dinh thư được xây dựng lên bao quanh là các cánh đồng mầu mỡ.

Bị thất bại nặng nề bởi quân Saladin năm 1187,  quân Thánh Chiến lấy lại được một phần đất qua các thỏa ước vào đầu thế kỷ 13, nhưng các lâu đài và thành lũy ở Giêrusalem đã bị phá hủy. Năm 1250, quân Bahri Mamliks từ Cairo, Ai Cập lật đổ triều đại Ayyubid của ngời Saladin và bắt đầu một số chiến dịch mà cao điểm là chiếm được điạ điểm trọng yếu của quân Thánh Chiến tại Akko năm 1291.

 

Thời kỳ Mamluk 1250 – 1517 SCN

Một cuộc nội chiến liên tục dành quyền bính tại Ai Cập và nhu cầu phải bảo vệ Syria chống lại các cuộc tấn công của quân Mông Cổ khiến cho người Mamluks không rảnh rang để lo đến Palétin. Một lần nữa nơi đây lại được bỏ quên. Giêrusalem trở thành một chỗ để đầy ải các vị hoàng emir đã bị thất sủng. Là Thánh Điạ nơi đây tiếp tục thu hút các học giả và khách hành hương. Để phục vụ nhu cầu của khách hành hương, các tu sĩ Phanxicô trở lại Giêrusalem năm 1335.

 

Thời kỳ Ottoman 1517 – 1918

Người Thổ Ottoman chiếm Constantinople năm 1453 và Ai Cập cũng bị họ chiếm năm 1517. Hai sultan đầu tiên là những nhà quản trị hăng hái và hữu hiệu. Suliman the Magnificent tái thiết thành trì Giêrusalem. Theo sau là nhiều sultan bất tài chỉ dốc toàn lực ra cho việc giữ trật tự giữa các pashas Ai Cập có ý thức tự lập. Palétin phải tự bảo vệ dưới quyền bính của các pashas chỉ chú ý đến việc thâu cho đủ thuế má cho họ tiêu dùng. Thiếu kiểm xoát tạo nên một cảm tưởng bất an làm cho dân chúng thờ ơ và dân số cũng thuyên giảm.

Người Do Thái là một cộng đồng bành trướng trong thời kỳ này. Các dân di cư bị đàn áp từ Âu Châu và Nga tìm được sự an toàn tương đối tại Palétin nơi các vụ chống đối người Do Thái ít xẩy ra.

 

Thời kỳ Hiện Đại 1918 –

Quân Thổ hợp tác với Đức trong Thế Chiến I, và các đạo quân chiến thắng giải tán đế quốc của họ, Anh được trao cho trách nhiệm cai trị Palétin dưới danh hiệu của Liên Minh Các Quốc Gia. Một chính phủ có khả năng giúp cho quốc gia này có một hạ tầng cơ sở tân tiến, và làm cho việc phát triển được dễ dàng hơn.

Con số người Do Thái di cư tới khiến cho có nhiều sự đụng độ giữa các chủng tộc gia tăng đến độ người Anh không kiểm xoát nổi tình trạng. Họ phải đưa vấn đề nhờ Liên Hiệp Quốc giải quyết. Năm 1947 Liên Hiệp Quốc đề nghị phân chia Palétin làm hai cho Do Thái và Ả Rập. Trong khi Do Thái chấp thuận thì phía Ả Rập cương quyết phản đối. Chiến tranh bùng nổ khi người Anh rút lui ngày 14 tháng 5, năm 1948. Một cuộc đình chiến được thỏa thuận ngày 18 tháng 7, năm 1948, cho Jordan được kiểm xoát bờ phía Tây sông Jordan (West Bank), Thành Cổ Giêrusalem và quốc gia Israel mới kiểm xoát phần phía tây của Giêrusalem, và phần còn lại của quốc gia này. Israel đại thắng trận chiến bùng nổ vào tháng 6, 1967, và từ đó đã chiếm đóng tất cả khu vực nằm giữa song Jordan và Địa Trung Hải.

 

 

 

 

 

Thánh Đô Giêrusalem

 

 

Các Thành Lũy và Cổng

 

Các thành lũy của Cổ Thành bao bọc nhưng không chế ngự, giới hạn nhưng không ấn định. Cảm tưởng hùng mạnh chỉ là một ảo tưởng; Thánh Đô không phải là một pháo đài và các bức thành không phải là chướng ngại ngăn chặn mà là một bức màn che. Du khách bị thu hút, thách đố và cuối cùng thì ôm ấp lấy thành. Thánh Đô gợi đến sự say mê, và sự bành trướng và thu hẹp của các bức thành cho thấy thành này đã cố gắng thoả mãn ước vọng cuả mọi người.

Thành Vua Đavít (1) (xem hình 1) là một địa điểm định cư trên ngọn đồi phía đông, gần dòng suối độc nhất và được bảo vệ hai bên bởi các thung lũng sâu. Khi mang Hòm Bia Giao Ước vào bên trong thành, vua Đavít tạo cho Hòm Bia một biểu tượng tôn giáo vượt lên trên sự ghen tị nhỏ nhen của 12 chi tộc Israel. Để nhấn mạnh chiều kích này, người con kế vị là vua Solomon (965-928 TCN) đã cho xây đến thờ đầu tiên để chứa Hòm Bia. Ngài đã phải nới rộng thành và các thung lũng không cho nhà vua có sự lựa chọn nào khác, ngoài việc tiến về phía bắc dọc theo đỉnh đồi. (2)

Trong các thế kỷ kế tiếp, những biến cố đau khổ khiến cho thành bành trướng rồi rút lại. Cuốc xâm chiếm của người Assyrian từ phía bắc vào phần cuối thế kỷ thứ 8 TCN khiến cho đoàn lũ người tị nạn kéo về Giêrusalem. Không còn đất, nhiều người xây nhà bên ngoài thành lũy về phía tây. Họ phải tự bảo vệ khi quân Sennacherib đe dọa thành phố năm 701 TCN, và một bức thành mới được xây để bao bọc ngọn đồi phía tây (3), làm gia tăng gấp 4 diện tích của thành phố. Đây là thành phố bị quân Babylon tàn phá năm 586 TCN. Sau khi dân chúng trở về sau 50 lưu đầy họ không được phép tái thiết các thành lũy. Việc xây cấy này Nehemiah (445 – 443 TCN) được phép, nhưng vì dân số quá ít nên ngài phải giới hạn bên trong ranh giới của vua Solomon trước kia (4).

Chỉ sau cuộc nổi dậy của người Maccabê vào đầu thế kỷ thứ 2 TCN phục hồi được quyền tự trị cho người Do Thái, thành phố này mới lại tăng trưởng. Dưới quyền cai trị vững vàng của các vua Hasmonê, như Gioan Hyrcamus (134 – 104 TCN) và Alexander Jamaenus (103 – 76 TCN), thành phố lan về phía tây (5) rồi về phía bắc (6). Đã được dự trù tiến thêm về phía bắc, nhưng các tuyến thành phía đông và tây vẫn khổng thay đổi từ đó đến nay.

Lạ lùng thay, Herod (37 – 4 TCN) không đụng đến các thành lũy; ông chú tâm đến việc xây dựng các dinh thự bên trong thành. Một trong các dinh thự này là Đền Thánh, dĩ nhiên có ảnh hưởng đến thành phía tây; và  được thay thế bằng  một mặt của nền cao của đền thờ. Theo Josephus (War 5: 147 – 55), Herod Agrippa I (37 – 44 SCN) đặc nền móng cho một bức thành phía bắc mới và chỉ được hoàn tất vào cuối Cuộc Nổi Dậy lần thứ nhất (66 – 70 SCN), nhưng chỉ dẫn của ông qúa mơ hồ nên vị trí chính xác của bức thành mới này tiếp tục làm cho các học giả đau đầu. Tuy nhiên, có lẻ nó theo tuyến của thành phía bắc bây giờ (7). Sauk hi chiến thắng năm 70 SCN, Titus ra lệnh phá tan các thành lũy Giêrusalem, “chỉ để lại các ngọn tháp canh cao nhất, Phasael, Hippicus, và Mariamne, và phần bức thành bao vây thành phố phía tây; nơi này biến thành một trại lính vẩn tồn tại để cho hậu thế biết bản chất của Thành Phố và sự phòng thủ vững chắc đã thất thủ khi người Rôma tiến đánh (War 7: 1-2). Việc phá hủy khởi sự bởi Titus được hoàn tất thời Hadrian năm 135 SCN. Trong thành Phố mới này mang tên Aelia Capitolina, chỉ có trại lính của đạo quân viễn chinh thứ 10 là có thành lũy bao bọc (8). Một bức thành chỉ cần thiết khi đạo quân này rút đi vào cuối thế kỷ thứ 3. Khu vực này (9) bao quanh gần hết diện tích của Thành Đô Cổ hiện thời. Họa đồ của thành phố hiện giờ theo như phác họa của Aelia, và các tuyến đường chính vẫn không đổi.

Thành phố nhỏ, gần như chết vì thiếu vắng người Do Thái, họ bị cầm không được vào, được hồi sinh khi Kitô giáo nhận được sự yểm trợ của hoàng đế năm 313. Các địa danh được trở nên lành thành nhờ được tiếp xúc với Chúa Giêsu thu hút khách hành hương từ khắp thế giới. Thành phố bị bó buộc phải bành trướng: vào thế kỷ thứ 5 nữ hoàng Eudokia xác định sự bành trướng này bằng cách xây thành lũy bao vây Núi Sion của Kitô giáo và thành cổ nguyên thủy của vua Đavít (10). Giêrusalem phục tùng hòa hoãn với caliph Omar năm 637, nhưng chưa bao giờ trở thành   địa điểm trung ương cho Hồi giáo như là Do Thái giáo và Kitô giáo. Các cuộc hành hương tiếp tục, nhưng dân số giảm bớt, khiến cho caliph el-Aziz người Fatimid (975-996) có cảm tưởng là hoàng đế Byzantine Gioan Zimisces đã đe dọa tấn công thành phố vào năm 975, do đó ông bỏ khu vực được bao gồm bởi Eudokia, và chỉ giữa lại phần phía bắc của thành phố Byzantine (11).

Như thế thành phố có được chiều kích hiện nay (12), nhưng một lô các thành lũy được xây cất và phá hủy trước khi sultan Suliman the Magificent người Ottoman (1520-1566) cho xây cất tường thành hiện nay. Ông cho khởi sự từ phía bắc năm 1537 và tiếp tục xuống dưới về phiá đông và phía tây. Tường thành phía nam chỉ đưộc hoàn tất năm 1540, có lẽ vì có sự tranh cãi là có nên cho Núi Sion ở bên trong hay không. Giới chức có thẩm quyền phản đối phí tổn quá cao nếu phải bành trướng bức tường cho một tòa nhà Cenacle nằm bên trong, họ cố buộc các cha Dòng Phanxicô phải trang trải phí tổn. Họ không có tiền, cho nên bị bỏ nằm bên ngoài.  Sultan Suliman tức giận – ông ra lệnh cho kiến trúc sư thi hành – để bầy tỏ ý định của ông là tường thành của ông phải bảo vệ tất cả các địa điểm cho dân đến thờ phượng. Sự suy sụp của việc phát triển thị trấn của thời cận đại cho thấy rõ ràng mỗi ngày là không có ai cho thành Giêrusalem một quà tặng quý giá hơn.

Thăm viếng (Hình 2)

Có thể đi trên tường thành chung quanh phần lớn Thành cổ. Không những đây là cách tốt nhất để thưởng thức gía trị phòng vệ nhỏ nhặt của nó, mà còn cho một viễn cảnh duy nhất về đời sống của thành phố. Địa điểm khởi đầu là Cổng Damas, cổng Jaffa, và Citadel (mở cửa từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều, thứ sáu đến 2 giờ chiều); nơi được phép bước xuống tại cổng Thánh Stêphanô, cổng Herod, cổng Mới, Cổng Sion, và ngay bên phía tây của cổng Dung.

Suliman the Magnificien mở ra 6 cổng trên bức thành của ông, và hiển nhiên là tất cả đều được phác họa bởi cùng một người.

Cổng Herod và khu phụ cận

Tên chính thức của cổng này là Bab-ez-Zahr, có nghĩa là ‘Cổng Hoa’. Chỉ vào thế kỷ thứ 16 hay 17 mới có tên ngày nay, vì các khách hành hương tin rằng có một dinh thự bên trong, gần tu viện Phanxicô Chúa bị Đánh Đòn, vốn là cung điện của Herod Antipas. Lối vào nguyên thủy nằm ở mặt đông của tháp canh. Chính tại nơi này, quân Thánh Chiến đã thiết lập một cứ điểm đầu tiên trên thành vào buổi trưa ngày 15 tháng 7, 1099.

Ngay bên cạnh mặt tây của tháp canh thứ nhất đi về phía Cổng Damas rãnh dẫn nước được đánh dấu bởi các phiến đá không đều. Các mảnh sành gắn vào vách vữa khi sửa sang lần cuối cho biết đã được dùng cho đến cuối thế kỷ thứ 3 hay đầu thế kỷ thứ 4. Con hào trên đó con đường hiện tại băng qua, do đó phải xuất hiện sau thời gian này, vì cắt ngang qua rãnh dẫn nước.

Đi xa hơn về phía tây, thành cong vòng vào bên trong và chạy theo viền của một khu đập đá xưa cổ, chạy ngang con lộ đến trạm xe buýt hiện thời.

Cổng Damas

Đây là cổng đẹp nhất của thánh đô, và là bằng chứng huy hoàng nhất của kiến trúc Ottoman trong vùng, đây là cổng độc nhất đã được khảo cổ. Cổng thứ nhất tại địa điểm này được Herod Agripa I cho xây (41 – 4 SCN). Được xây lại bởi Hadrian năm 135 SCN như lối vào chính của Aelia Capitolina. Cổng mở vào một công trường hình bán nguyệt từ đó có hai đại lộ chính của thành phố trùng hợp với hai con đường mang tên Tariq-el-Wad và Suq Khan ez-Zeit.  Cổng có vòm này có một lối vào cho khách bộ hành nằm hai bên theo kiểu Tam Quan. Lối đi giữa đã được làm cho cao lớn hơn. Chắc chắn là cổng thời Trung Cổ nằm ở mức độ cao hơn và ở bên ngoài cổng hiện đại khoảng 20m. Cổng này mở ra phía đông giữa hai tháp canh.

Cổng Mới và khu phụ cận

Cổng này không nằm trong kế hoạch của Suliman, vì hình thức khác hẳn. Cổng này được mở vào năm 1887 bởi sultan Ottoman Abdul Hamid II để làm cho dễ vào Thành Cổ từ khu ngoại ô mới được phát triển về phía bắc của thành lũy.

Ngay bên phía tây của cổng có một công viên nhỏ tại một chỗ lõm vào của thành lũy. Trong đó có thể thấy nền móng của một tháp canh lớn ló ra ngoài bên dưới bứa thành của Suliman, Tháp này được người Ả Rập gọi là Qasr Jalud, ‘Lâu Đài của Goliath’, vì có một huyền thoại (thế kỷ 11 SCN) là Đavít giết quân Philítin bằng một mũi tên nỏ; trong bản đồ Thánh Chiến tháp được gọi là Tháp Tancred. Đúng là một tháp của thế kỷ 11 (35 x 35m) được xây với các khối đá lấy từ thời Herod và được dựng bên trong tường thành Fatimd 3m, và được bảo vệ bởi một cái hào rộng 19m. Một phần của hào không có vách đá để cho rãch dẫn nước chẩy vào dưới chân thành lũy. Hai rãnh nước chập làm một từ hướng bắc bên trên cái cầu, các phiến đá lớn vẫn còn che đậy rạch nước phía đông.

Cổng Jaffa về phía Tây Nam

             Cổng Jaffa và Citadel

Người Ả Rãp vẫn gọi cổng này bằng tên chính thức Bab el-Khalil, ‘cổng của thân hữu’, dẫn chứng về Hebron đã lấy tên Ả Rập từ Abraham ‘Bạn Thiên Chúa’ (Isa. 41:8). Thành lũy giữa cổng hình chữ L và kinh đô Citadel bị phá hủy và con hào được lấp đất bởi sultan người Ottoman Abdul Hamid II năm 1898 để cho Kaiser Wilhem II và bầy lũ tiến vào thành phố theo con đường hiện nay có xe cộ đi. Theo truyền thuyết, hai ngôi mộ đằng sau hang rào sắt bêntrong cổng về phía bên trái là của các kiến trúc sư bị Suliman the Magnificent xử trảm vì đã bỏ Núi Sion bên ngoài thành. Thực ra đó là ngôi mộ của hai vợ chồng rất hiền lành.

Hai bức tượng dựng trên đế cao biểu tượng tất chính xác cho vũ khí được dung bởi kỵ binh Thánh Chiến và Hồi giáo.

Từ cổng Jaffa về phía góc tây nam, khu vực bên ngoài thành đã được đảo lên để khảo cổ kỹ lưỡng; đây là một địa điểm ưu thế để thấy được những thay đổi của thành từ thế kỷ thứ 2 TCN đến thế kỷ 16 SCN.

Thành của Thổ Nhĩ Kỳ xây vào TK thứ 16 được dựng trên tuyến của Thành Hasmonean vào cuối TK thứ 2 TCN và có thể thấy như một chỗ lồi ra ở dưới chân của tháp hiện thời, và ở góc nơi nó ngăn chặn một cửa trong một tháp của TK thứ 2 TCN.

Từ Cổng Sion đến Cổng Dung

      

                  Cổng Dung                                                    Cổng Sion

Cổng Sion được đặt tên vì đây là lối ra Núi Sion. Tên Ả Rập là Bab Nabi Daud, ‘cổng của Tiên Tri  Đavít’, vì theo truyền thuyết mồ của ngài nằm ở đây. Mặt ngoài có nhiều lỗ trái phá di tích của trận đánh cam go để chiếm Khu Do Thái năm 1948.

Việc đào bới cả hai bên thành giữa Cổng Sion và Cổng Dung đã cho thấy nhiều di tích đáng chú ý của tất cả mọi thời kỳ trong lịch sử. Các di tích bên ngoài thành được trình bầy rất đẹp; tất cả mọi yếu tố quan trọng đều có những bảng chú thích và có thể tới xem trên lối đi chạy dọc theo thành.

Cổng Thánh Stêphanô

Suliman gọi cổng phía đông là Bab el Ghor, ‘Cổng Jordan’, nhưng tên này không được lưu dung. Một cổng xưa cổ hơn tại một địa điểm gần đó được gọi là cổng Thánh Stêphanô, và đây là tên còn lưu giữ trong các cộng đồng Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên theo các khách hành hương Byzantine  thì cổng có tên này vào TK thứ 6 lại nằm tại thành phía bắc (bây giờ là cổng Damas). Sự thay đổi này phản ảnh khuynh hướng đổi tên để phù hợp với nguyện vọng của khách hành hương. Sauk hi vương quốc La Tinh sụp đổ (1187) các khách hành hương kitô giáo không được phép lại gần thành phía bắc, trên phương diện quân sự, đây là địa điểm yếu nhất. Họ phải ra ngoài thành phố theo cổng phía đông để thăm Núi Oliu và Jericho và trở về bằng cổng Dung. Các hướng dẫn viên địa phương chỉ đưa mọi người qua các địa điểm thánh của Thung Lũng Kidron, đặc biệt là đền thờ Thánh Stêphanô, nằm ở phía bắc của thành phố.

Tên Do Thái hiện hành “Cổng Sư Tử”   là do huy hiệu của sultan Baylars người Mamluk (1260-1277); các huy hiệu này được các kiến trúc sư của Suliman cho gắn hai bên cổng.

THÀNH ĐÔ (CITADEL)

Mặt phía tây của thành phố có một chòi canh và tháp canh của Thành Đô, xưa là là điểm phòng thủ từ thời Herod Đại Đế (37 – 4 TCN). Các khu định cư cuả người Israel ở đây có từ thế kỷ thứ 7 TCN, nhưng chỉ được vào bên trong thành lũy vào cuối TK 2 TCN, khi triều đại Hasmonean đạt đến đỉnh cao của qyuền lực dưới triều vua Hyrcanus (134-104 TCN). Thành Hasmonean được Josephus mô tả về ba tháp canh mà Herod dựng lên để tưởng niệm người bạn tên Hippicus, người anh Phasael, và người vợ là Mariamne.

Khi người Rôma trực tiếp kiểm xoát Palétin năm 6 TCN, vị Thống Đốc sống tại Caesarea, dùng cung điện tại Giêrusalem làm nơi trú ngụ. Đó là sảnh đường nơi Pontiô Philatô xử Chúa Giêsu (Ga. 18:28-16). Sau cuộc nổi dậy vào tháng 9 năm 66 SCN, các quân cách mạng Do Thái tấn công và đốt cháy dinh thự này. Bốn năm sau, tướng Rôma là Titus duy trì các tháp canh cao lớn để tưởng niệm các quân sĩ anh dũng của ông. Ông cũng đặt doanh trại của binh sĩ tại đây, và nơi này đã là hậu cứ của Đạo quân viễn chinh thứ 10 trong khoảng trên 200 năm.

Viện Bảo Tàng

Các di tích khảo cổ còn lại trong sân thuộc nhiều thời kỳ khác nhau. Do đó tốt hơn là bắt đầu bằng viện bảo tàng được trình bầy trong nhiều phòng. Các mô hình, và họa đồ, cho thấy rõ hơn tất cả những mạng lưới kết nên lịch sử phức tạp của Giêrusalem.

KHU HỒI GIÁO

Khu Hồi giáo chiếm 31 mẫu tây về phía đông bắc của thành cổ. Các tòa nhà đổ nát tựa vào nhau và những vòm mái cong nổi lên đây đó cho thấy có sự sống vươn mạnh. Dân số ước tính khoảng 14,000. Mặc dầu bên trong thành lũy từ năm 40 TCN, khu này không có gì đặc biệt để trình bầy một lịch sử kéo dài. Có nhiều di tích đặc biệt của thời Rôma và Thánh Chiến, dọc theo con phố bên trong Cổng Thánh Stêphanô, và các mặt tiền Mamluk thất đẹp trong con phố bên cạnh Haram Esh-Sharif.

Đền Thờ Thánh Anna

Giêrusalem thời Thánh Chiến có thể được thấy trong vẻ đẹp và mạnh của nhà thờ Thánh Anne (1140 SCN), chắc chắn là nhà thờ đẹp nhất trong thành phố. Theo truyền thống Byzantine, tầng hầm chứa nhà của Đức Trinh Nữ Maria và song thân là Gioakim và Anna. Bênh cạnh là di tích của các bòn tắm phép lạ nơi các than chủ của thần Serapis (Asclepius) tụ tập trong hy vọng được chữa lành; Chúa Giêsu đã cứu chữa một người tại đây, một người bệnh đã 8 năm (Gioan 5: 1-13).

Thế kỷ thứ 8 TCN, một cái đâp được xây ngang một thung lũng nông cạn, để ngăn nước mưa. Chỗ này có tên là ‘hồ bên trên” (2 Sách Các Vua 18:17; Isa 7:3). Có một giếng thẳng đứng ở giữa đập và có những cửa thoát nước ở các độ cao khác nhau. Do đó điều khiển được nước cho chẩy về phía nam trong một rãnh đào trong đá tới Thành Vua Đavít. Thầy Thượng Tế Simon cho đào một cái hồ khác về phía nam của đập khoảng năm 200 TCN (Sir 50:3), biến rãnh nước thành một đường hầm.

Khoảng thế kỷ sai một số hang động thiên nhiên phía đông của hồ được dùng để làm các bồn tắm để chữa bệnh. Cả hai hồ bị loại bỏ khi Herod Đại Đế (37-4 TCN) đào hồ phía Israel gần đền thờ mới của ông hơn. Tuy nhiên hai hồ cũ tiếp tục chứa nước khi trời mưa vào mùa đông.

Thánh Gioan bắt đầu phép lạ Chúa Giêsy bằng câu này, “Tại Giêrusalem, gần Cửa Chiên, có một hồ nước, tiếng Hipri gọi là Bếtdatha. Hồ này có năm hành lang (5:2). Tên này có thể nghĩa là ‘Nhà Thương Xót’, rất thích hợp cho nơi chữa bệnh. Sau năm 135 SCN khi Giêrusalem bị tục hóa thành Aelia Capitolina, nơi này được bành trướng thành một đền thờ; các qùa tặng dâng cúng ghi ơn chữa lành vào thế kỷ 2 và 3 cho biết là đền thờ được cung hiến cho thần Serapis (Asclepius).

Origen (khoảng 231 SCN) là người đầu tiên cho biết năm hành lang được nhắc đến trong Phúc Âm là hình của hai hồ ‘bốn dọc theo 4 cạnh và một chạy ngang chính giữa’. Vào giữa thế kỷ 5 một nhà thờ được xây để kỷ niệm phép lạ; tường bên phía tây nằm bên ngoài cái đê do đó chia đôi cái hồ.

Các dinh thự nhỏ

Từ Nhà thờ thánh Anna con đường chạy lên dốc vào thành cổ. Trong phố nhỏ (Tariq Bab Hitta) phía bên trái là phần đầu của ba tòa nhà Mamluk: Ribat al-Maridini (TK 14), xa hơn phía trái là Madrasa Karimyya (cổ hơn). Đối diện là Mồ của al-Malik al-Awhad (1299), một người cháu của Saldin.

Pháo đài Antonia

Tại đỉnh của ngọn đồi có nhiều bậc rộng phía bên trái (phía nam) của con đường dẫn tới Trường Học Sinh Nam Umariyya. Nơi đây là địa điểm của pháo đài Antonia do Herod Đại Đế xây khoảng 37-35 TCN, và đặt tên cho quan thầy là Mark Anthony; pháo đài kiểm xoát và bảo vệ Đền Thánh (War 5:238-247). Sự việc Thánh Phaolô bị bắt chính là một trách nhiệm của trại lính Rôma này (TĐCV 21:27 -23:35).

Bị quân nổi loạn chiếm cứ năm 66 SCN, nơi này trở nên đích điểm để Titus cố gắng xâm nhập chiến tuyến phòng vệ Giêrusalem. Sau hai tháng chiến tranh dữ dội, pháo đài thất thủ vào ngày 24 tháng 7, năm 70. Pháo đài bị san bằng theo lệnh của Titus, bây giờ chỉ còn một phần nhỏ của thành lũy phía nam dầy 4m.

Tu Viện Chúa bị Đánh Đòn

Bên kia con đường đối diện với Trường Học Nam Umaryya là Tu Viện Phanxicô Chúa Bị Đánh Đòn, một Viện Nghiên Cứu về Thánh Kinh và Khảo Cổ nổi tiếng. Một bảo tàng viện trinh bầy các di tích khảo cổ tại Nazareth, Capernaum, và Dominus Flevit.

Theo truyền miệng thì Antonia được coi là dinh của Pontiô Philatô, do đó vùng kế cận có nhiều kỷ niệm về cuộc thương khó của Chúa Giêsu (Goan 18: 28019:16). Nhà nguyện bên phải sau khi vào trong sân là Nhà Nguyện Chúa Bị Đánh Đòn được hoàn toàn xây lại vào năm 1929 trên nền móng thời Trung Cổ. Ở đầu kia của sân là Nhà Nguyện Chúa Bị Lên Án; tòa nhà này được xây vào đầu TK 20 (cũng dựng trên địa điểm thời Trung Cổ) bao phủ một phần nền nhà của sảnh đường Aelia Capitolina của TK 2 SCN. Một lần lớn có thể thấy từ tòa nhà kế cận Ecce Homo (Chính là Ta)

Ecce Homo (Chính là Ta)

Muốn đến được pháo đài Antonia, năm 70 SCN người Rôma phải xây một bờ dốc ngang qua một cái hồ cắt trong đá gọi là Struthion (War 5:467), cũng được bảo vệ bởi một cổng được Herod Agrippa I xây (41-4 SCN). Cửa giữa bây giờ là Vòm Ecce Homo. Sauk hi quân Rôma chiến thắng năm 70 SCN, bứa thành chạy về phía bắc và cổng này bị phá hủy, nhưng các tàn tích của thượng tầng che chở cho phần dưới của cổng vẫn còn tồn tại. Khi Hadrian thiết kế lại Giêrusalem năm 135 SCN, ông đã dựng nên một sảnh đường tại đây. Cổng có ba lối đi, bây giờ là một đài kỷ niệm về chiến thắng Rôma, nằm ngay giữa một khu vực lát đá che phủ hồ Struthion, một phần nền đá có thể thấy được trong nhà nguyện Chúa bị Đánh Đòn, nhưng phần lớn có thể thấy trong tu viện các Nữ Tu Sion.

Via Dolorosa (Đường Khổ Nạn)

Hai chặng đầu của đàng thánh giá nằm ngay gần Vòm Ecce Homo. Hai chặng này và 7 chặng khác được đánh dấu bằng con số từ 1 đến 9, trong Hình 10, 5 chặng kia nằm bên trong Mộ Thánh.

Đường khổ nạn được ấn định bởi đức tin không bởi lịch sử. Vào đêm Thứ Năm Tuần Thánh các khách hành hương Byzantine thường đi kiệu từ nhà thờ Eleona trên đỉnh Núi Oliu đến Núi Canvê. Sau khi ngừng tại Vườn Cây Dầu, họ vào thành phố qua cổng Thánh Stêphanô hiện tại và đi theo gần cùng một lộ trình như bây giờ, nhưng không có những chỗ dừng lại để đọc kinh dọc đường. Vào TK 8 một số chỗ ngừng trở nên thong dụng nhưng lộ trinh hoàn toan khác hẳn: từ Vườn Giêtsêmani, lộ trình đi vòng quanh thành phố từ phiá nam đến nhà Caipha trên Núi Sion, rồi đến sảnh đường Praetorium của Pilatô tại Thánh Sophia gần Đền Thờ, và cuối cùng đến Mộ Thánh. Vào thời Trung Cổ lộ trình trở nên rất phức tạp vì người Kitô La Tinh bị chia làm hai phe. Một nhóm đặt Praetorium và dinh của Thượng Tế trên Núi Sion; nhóm kia lại đặt về phía bắc của Đền Thờ; kết qủa là họ đi theo hai lộ trình khác nhau để đến Mộ Thánh. Lý do của sự khác biệt này là một nhóm chiếm hữu các nhà thờ nằm trên đồi phía tây, nhóm kia trên đồi phía đông.

Vào TK 14 các tu sĩ Phanxicô tổ chức một cuộc đi kiệu theo bước chân Chúa Giêsu tại Giêrusalem, một số các chặng hiện tại nằm trong lộ trình này, nhưng điểm khởi đầu lại nằm tại Mộ Thánh. Lối đi này được duy trì trong gần hai thế kỷ, và in sâu vào ký ức của những khách hành hương Âu Châu. Một số các khách hành hương này (bắt đầu từ đầu TK 15) tạo dựng những đàng thánh giá tượng trưng cho các biến cố trong cuộc Khổ Nạn tại đất nước của họ để nuôi dưỡng lòng sùng kính nơi những ai không đến được Đất Thánh (tại tu viện Phanxicô Hoa Thịnh Đốn cũng có Đất Thánh với những biểu tượng giống như hệt). Nhưng họ theo đúng diễn tiến trong Phúc Âm, dần dà dân chúng tại Giêrusalem cũng làm như vậy nhưng theo truyền thống Giêrusalem chỉ có 8 chặng, với chặng thứ 7 hiện nay là chặng cuối cùng, trong khi truyền thống Âu Châu có 14 chặng. Vì khách hành hương mong đợi được thấy các chặng giống như họ thấy tại các nơi khác, truyền thống Âu Châu dần dần thắng thế. Đàng Thánh Giá Giêrusalem được bành trướng để có thê các chặng khác ngay trong Mộ Thánh. Lộ trinh hiện tại được ấn định từ TK 18, nhưng một số vị trí của các chặng 1, 4, 5, 8 chỉ được ấn định vào TK 19.

Đàng Thánh Giá hiện tại khó trùng hợp với thực tại trong lịch sử; có lẽ Philatô lên án tử hình Chúa Giêsu bên kia thành phố tại Citadel, nơi ‘điểm cao’ Gabbatha, theo thánh Gioan 19:13. Đây là dinh thự của Philatô nơi ông thường trú ngụ mỗi khi ông đến từ Caesarea để kiểm xoát trong các ngày lễ Do Thái. Theo Phúc Âm, cuộc xử án diễn ra trên một sàn cao (Matt. 27:19) chỗ lộ thiên (Luca 23:4, Gioan 18:28). Kiến trúc này có tại dinh thự ấy năm 66 SCN.

Nếu như vậy thì Giêsu đã được dẫn đi qua thành phố trên đường đến Golgôta theo con đường phía đông của Đường Đavít, lên phía bắc trên Triple Suk rồi về phía tây tới Núi Sọ.

Các dinh thự Mamluk

Tiếng Ả Rập Mamluk có nghĩa là ‘nô lệ’ danh từ này được áp dụng cho con trai, bị bán tại các

chợ nô lệ trên các sa mạc phía bắc Hắc Hải, họ được huấn luyện thành các kỵ binh bắn nỏ. Những người thăng tiến lên các chức vụ chỉ huy, lại mua các nô lệ khác để tái huấn luyện thành các tòa nhà gần thành lũy; thành phía tây có thể thấy xa xa. Chỉ vào thời Mamluk (1250-1517) mới thấy khu vực này được xây nhiều tòa nhà. Họ xây các đại học tôn giáo và nhà trọ cho khách hành hương nhiều đến nỗi toàn khu phía tây và phía bắc của Haram nổi bật với những tòa nhà đá – đỏ, trắng và đen. Bản chất của các nhà này rất trang nghiêm; nên nhớ là các người Mamluk bị bó buộc phải the Hồi giáo. Một vài con phố thay đổi rất ít. Người Mamluk rất chú ý đến tầm quan trọng của các huy hiệu về cấp bực. Do đó các tòa nhà được trang hoàng bởi các biểu tượng cho chức vụ của họ trong triều (hình 9). Chẳng hạn, huy hiệu cái ly được thấy trên tất cả các tòa nhà được xây bởi Tankiz, Phó Vương nước Syria. Biết bao nhiêu sultan đã bị ám sát khiến cho vị thế của Người Mang Ly cho biết đặc biệt hết sức trung thành.

 

Khu Kitô Giáo

Khu Kitô giáo chiếm một vùng 18,2 mẫu tây về phía Tây Bắc của thành cổ. Dân số ước chừng 4.500. Cũng như người Mamluk xây các tòa nhà túm tụm gần Haram Esh-Sharif, người kitô xây nhà cửa gần Mộ Thánh. Khu này yên tĩnh hơn (nhiều giáo sĩ, ít trẻ con) và giầu có hơn là Khu Hồi Giáo, vì qua nhiều thế hệ kitô hữu thừa hưởng một hệ thống giáo dục tốt hơn do người Âu Châu quản trị. Đa số các cửa tiệm bây giờ do người Hồi làm chủ, họ mua lại của các dân di cư Ả Rập theo Thiên Chúa giáo.

 

Mộ Thánh

 

          

                   Mộ Thánh

 Ai cũng nghĩ rằng đền thanh chính yếu của Kitô giáo phải đứng riêng một cách hùng vĩ, nhưng lại có nhiều tòa nhà vô danh bám xung quanh như rêu phong. Người ta tìm kiếm ánh sáng chói lọi nhưng chỉ thấy tối tăm chật chội. Người ta hy vọng tìm được một chỗ an bình, nhưng lại phải nghe những tiếng cầu kinh hcói tai. Người ta tìm kiếm sự lành thánh, nhưng lại chỉ thấy sự tranh dành quyền sở hữu: có 6 nhóm chiếm hữu: Công Giáo La Tinh, Hy Lạp, Chính Thống, Armenian, Syrian, Copt, và Ethiopian – họ nghi ngờ và rình rập nhau xem có lấn át gì không. Sự mỏng dòn của nhan loại hiển nhiên nơi đây hơn bất cứ nơi nào khác, và biểu hiệu cho tình trạng của nhan loại. Những ai có lòng trống vắng đến để được đong đầy sẽ phải ra về thất vọng; những ai cho phép giáo hội đặt vấn đề với họ sẽ bắt đầu hiểu tại sao hàng trăm ngàn người đã bất kể hiểm nguy hay bị bắt làm nô lệ để đến đây cầu nguyện.

Đây có phải là nơi Đức Kitô chết và được mai tang không? Rất có thể. Vào đầu TK 1 SCN, địa điểm là một nơi đập đá đã phế bỏ bên ngoại tường thành. Các ngôi mộ tương tự được thấy ở nơi khác và được đào vào TK 1 TCN và TK 1 SCN đã được đào vào trong bức tường thẳng đứng phía tây nơi các người đâp đá đã bỏ đi. Cac1 mộ này dũng được dào chung quanh một dẫy đá nứt rạn bên dưới và nhô ra từ tường thành phía đông. Các dữ kiện này là những chi tiết hiếm có về khảo cổ, nhưng cho thấy điạ điểm phù hợp với các dữ kiện điạ hình do Phúc Âm cung cấp. Chúa Giêsu bị đóng đanh trên một tảng đá lớn trong giống như một cái sọ bên ngoài thị trấn (Gioan 19:17), và có một ngôi mộ gần kề (Gioan 19: 41-2). Gió thổi đất và các hạt giống được nước mưa mùa đông tưới biến nơi đập đá này thành một ‘ngôi vườn’ theo Thánh Gioan.

 

Luận cứ minh chứng sự chính thật của điạ điểm này là truyền thống của cộng đồng Giêrusalem, khi họ cử hành các nghi thức tưởng niệm ở đây cho tới năm 66 SCN. Ngay cả sau khi khu vực này được đem vào trong nội thành năm 41-3 SCN, điạ điểm cũng không bị xây đè lên trên. Ký ức của điạ điểm vẫn tồn tại, và được tăng cường vì sự phẫn uất khi Hadrian năm 135 cho lệnh lấp nơi đập đá để làm nền móng cho đền thờ Capitoline của ông, và đền thờ thần Aphrodite bên cạnh. Giá trị của truyền thống Giêrusalem có lẽ đã bị duyệt xét kỹ lưỡng khi Đại Đế Constantine quyết định cho xây một nhà thờ để tưởng niệm cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô. Chấp nhận truyền thống này gặp phải hai khó khăn: nhiều tòa nhà phải được phá đi, và một tòa nhà khác được xây để thay thế. Ngay về phía nam là cho trống của sảnh đường Hadrian! Có thể là đã có đề nghị xây đền thờ tại đây, nhưng cộng đồng nhấn mạnh là ngôi mộ nằm bên dưới đền thờ Hadrian, và như giám mục Eusebius ở Caesarea đã chứng nhận như sau, ‘Một khi công trình được khởi sự, và hết lớp này đến lớp đất kia được đào lên thì điạ điểm đáng kính đáng thờ nhất nơi Chúa Phục Sinh đã lộ ra trước mắt mọi người’ (Cuộc đời Constantine 3:28).

 

Nhà thờ Constantine được khởi sự năm 326 và được cung hiến năm 335 có 4 phần: (1) một tiền đường, dựng lại một phần của bức tường Hadrian, nằm ở đầu các bậc thềm của Phố chính; (2) một vương cung thánh đường có mái che; (3) một sân lộ thiên với tảng đá được thờ kính là Golgôta ở góc đông nam; (4) mộ Chúa có hình tròn. Công trình này không hoàn tất vào lúc thanh hiến vì việc cắt vách đá để tách rời ngôi mộ rất khó khăn, và chỉ chấm dứt vào năm 384.

 

Tòa nhà bị người Ba Tư đốt cháy năm 614. Thượng phụ Modestus cho xây lại và không thay đổi mấy. Khi calip Omar đến ký hòa ước đầu hàng năm 638, để chuyển quyền cai trị Giêrusalem từ Kitô giáo sang Hồi giáo; ông này từ chối lời mời của thượng tế đến cầu nguyện tại Mộ Thánh. Ông ta nói nếu ông cầu nguyện trong nhà thờ thì nơi đây biến thành đền thờ Hồi giáo và sẽ mất đi. Sự quảng đại của ông cũng không ngăn việc tàn phá của caliph Hakim năm 1009. Ông này phá hết các vách tường và phá cả mộ Chúa Kitô bằng búa và dìu, chỉ ngưng khi các mảnh đá vụn đã che lấp những gì còn lại

 

Cộng đồng Giêrusalem nghèo khó không có thể sửa chữa. Phải đợi đến triều vua Constantine Monomachus mới xuất quỹ của nhà vua để xây cất lại (1042-8). Tuy nhiên không thể trùng tu hoàn toan và phần lớn tòa nhà cũ phải bỏ dở. Sảnh đường và vương cung thánh đường bị mất luôn; chỉ còn lại cái sân trong và cái vòm tròn rotunda. Sau này chổ ấy đượ biến thành một nhà thờ bằng cách xây thêm một cung thánh lớn vào mặt tiền. Đây là nhà thờ quân Thánh Chiến đến khóc và hát bài Te Deum sau khi chiếm lại được thánh đô ngày 15 tháng 7, 1099.

 

Quân Thánh Chiến không sửa đổi nhà thờ ngay. Trước hết năm 1114 họ xây tu viện các đạo luật nơi có thánh đường Constantin, sau khi đã đào hầm của nhà thờ Thánh Helena. Rồi năm 1119 họ thay thế hoàn toàn Mộ Chúa Kitô. Việc phong vương cho vua Fulk ở Anjou với hoang hậu Melisende, con gái của vua Baldwin II tại rotunda đòi hỏi một sự thay đổi toan diện của nhà thờ. Giải pháp được chọn là bao phủ sân trong bằng một nhà thờ kiến trúc Rôma (cung hiến năm 1149) nối liền với rotunda bằng một cái vòng cungmở sang bê ntrái sau khi phá cung thánh vào TK 11. Khoảng 1170 một tháp chuông được xây thêm.


 

Vào các thế kỷ kế tiếp nhà thờ bị đổ nát và phá hủy nhiều lần. Các lần sửa chữa tầm thường đã gây tổn hại nhiều them. Vụ cháy năm 1808 và trận động đất năm 1927 gây tai hại nặng nề. Phải đợi đến năm 1959 ba cộng đồng chính (La Tinh, Hy Lạp và Armenian) mới thỏa thuận một chương trinh tái thiết lớn. Nguyên tắc chỉ đạo là chỉ có các thành phần không thể dung được mới bị thay thế; điều này giải thích hiện tượng có các tảng đá mới chồng trên đá cũ. Các thợ đá địa phương được huấn luyện để cắt đá theo kiểu TK 11 cho rotunda, và TK 12 cho nhà thờ.

 

 

 

Skip to content