Thứ Hai, tuần 31 Thường Niên

Xin Nhấn vào đây để nghe Bài Giảng hoặc tải xuống

{audio}LCHN/audio/Thu Hai tuan 31 TN.mp3{/audio}

Thứ Hai, Tuần XXXI TN, Năm Chẵn 

Bài đọc: Phil 2:1-4; Lk 14:12-14. 

1/ Bài đọc I: 

                   1 Nếu quả thật sự liên kết với Đức Ki-tô đem lại cho chúng ta một niềm an ủi, nếu tình bác ái khích lệ chúng ta, nếu chúng ta được hiệp thông trong Thần Khí, nếu chúng ta sống thân tình và biết cảm thương nhau,2 thì xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn, là hãy có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau.3 Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình.4 Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác. 

2/ Phúc Âm:              

           12 Rồi Đức Giê-su nói với kẻ đã mời Người rằng: “Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi.13 Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù.14 Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại.” 



 

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sống tinh thần bác ái của Đức Kitô

             Nhiều người trong chúng ta có khuynh hướng suy xét thật cẩn thận trước khi làm các việc thiện nguyện trong cộng đòan hay bác ái xã hội. Họ tính tóan xem những công việc này có đem lại những lợi ích cho cá nhân hay cộng đòan của họ; chẳng hạn: cho đi với hy vọng sẽ nhận lại, bố thí để tìm hư danh, chỉ đi cầu nguyện cho người chết nào mà mình hy vọng cũng sẽ được gia đình người chết đến cầu nguyện cho khi mình chết. Các Bài đọc hôm nay đề nghị chúng ta thay đổi hòan tòan những tính tóan ích kỷ này. Trong Bài đọc I, Thánh Phaolô liệt kê những thái độ cần có và việc làm cần thực hiện để sống đức bác ái tuyệt hảo theo gương Đức Kitô. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu khuyên cần làm ơn cho những người không thể trả ơn đời này; nhưng chính Chúa sẽ giúp họ trả ơn cho chúng ta đời sau.         

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

 

1/ Bài đọc I: Duy trì sự hiệp nhất trong tinh thần khiêm nhường.

 

            Thánh Phaolô có lẽ đã có kinh nghiệm nhiều về sự ghen tương, bất hòa, chia rẽ trong các cộng đòan ngài giúp để thành lập. Điều băn khoăn của ngài là làm sao thuyết phục các tín hữu bỏ đi những tật xấu đã ăn sâu vào cuộc đời các tín hữu? Ngài tìm ra chìa khóa duy nhất để giải quyết vấn đề là niềm tin vào Đức Kitô. Theo cách cấu trúc câu, ngài liệt kê liên tục 4 mệnh đề “nếu;” và 4 mệnh đề hậu quả theo sau sẽ tương xứng với 4 mệnh đề “nếu” này. Để dễ phân tích, chúng ta sẽ gom chung chúng lại một trước khi phân tích:

            (1) Nếu quả thật sự liên kết với Đức Kitô đem lại cho chúng ta một niềm an ủi, thì xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn, là hãy có cùng một cảm nghĩ. Theo thần học về thân thể của Thánh Phaolô, mọi người đều là những chi thể được liên kết trong cùng một thân thể của Giáo Hội, với Đức Kitô là Đầu. Nếu chỉ có một Đầu là Đức Kitô thì chuyện có cùng một cảm nghĩ (frone,w = suy nghĩ) là điều tất yếu.

            (2) Nếu tình bác ái khích lệ chúng ta, hãy có cùng một lòng mến. Bác ái Kitô Giáo phát xuất từ Thiên Chúa lan qua Đức Kitô, và chảy xuống mọi người. Chính Đức Kitô đã xác nhận điều này: “Như Cha đã yêu Thầy thể nào, Thầy cũng yêu anh em như vậy. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy” (Jn 15:9). Sau đó, Chúa đòi các môn đệ: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Jn 15:12). Như thế, chỉ có một lòng mến (avga,ph) đến từ tình yêu Thiên Chúa.

            (3) Nếu chúng ta được hiệp thông trong Thánh Thần, hãy có cùng một tâm hồn (su,myucoj = liên kết trong cùng một tinh thần). Chữ Hy-Lạp dùng ở đây là danh từ kép: “su,m = cùng” và “yucoj = tinh thần.” Nếu tất cả đều nghe theo sự hướng dẫn của cùng một Thánh Thần, tập thể sẽ hòa điệu và liên kết chặt chẽ với nhau trong cùng một tinh thần. Tinh thần đồng đội hay tinh thần ái quốc là những ví dụ điển hình của sự liên kết tinh thần này.

            (4) Nếu chúng ta sống thân tình và biết cảm thương nhau, hãy có cùng một ý hướng (to. e]n fronou/ntej) như nhau. Động từ dùng ở đây giống như động từ trong trường hợp (1), điểm khác biệt là ở chỗ là động từ dùng ở thời hiện tại phân từ và dùng với tĩnh từ “e]n.” Có lẽ trong trường hợp (1), Thánh Phaolô muốn nhấn mạnh tới một Đầu là Đức Kitô, và trong (4), ngài muốn nhấn mạnh tới một thân thể.

 

            Nếu các Kitô hữu đã được tháp nhập vào trong cùng một thân thể của Đức Kitô, họ có bổn phận xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô bằng cách: “không được làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác.”

 

2/ Phúc Âm: Làm ơn cho những người không có gì để trả.

 

            2.1/ Hai thái độ sống: công bằng và bác ái:

            (1) Lợi nhuận của người đời: “Ăn miếng trả miếng. Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại.” Một ví dụ thực tế Chúa đưa ra hôm nay: Khi mở tiệc đãi khách, con người thường có khuynh hướng mời bạn bè, anh em, bà con, hoặc láng giềng giàu có, để đáp lễ hay hy vọng sẽ nhận được gì từ họ. Cách cư xử như thế mới chỉ là công bằng mà thôi.

            (2) Bác ái của người môn đệ Chúa Kitô: “Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại.”  

            2.2/ Tại sao phải giúp đỡ người nghèo khổ? Vì chúng ta cũng đã từng nhận ơn trong những lúc gian nan tuyệt vọng. Chỉ cần hồi tưởng lại quá khứ đôi chút, chúng ta cũng nhận ra đã không biết bao lần chúng ta đã từng nhận ơn nhưng không từ:

            (1) Thiên Chúa: Ngài cho chúng ta có mặt trong cuộc đời, cho chúng ta hưởng tất cả những gì không do tay chúng ta làm ra, tha thứ tội lỗi khi chúng ta xúc phạm đến Ngài, và không ngừng gởi những người giúp đỡ tinh thần cũng như vật chất khi chúng ta cần đến… Chúng ta đã trả ơn được gì cho Ngài?

            (2) Tha nhân: Nếu không có các quốc gia mở lòng nhân đạo nhận người vào định cư, nếu không có các Hội Từ Thiện giúp đỡ những ngày chân ướt chân ráo đến định cư nơi đất khách quê người, làm sao chúng ta có thể sống ổn định như ngày hôm nay? Chúng ta đã trả lại được gì cho họ?

            Vì chúng ta đã từng nhận nhưng không nên việc cho đi nhưng không là điều phải làm để đền ơn những gì chúng ta đã lãnh nhận trong cuộc đời. Chưa chắc chúng ta đã đền trả đủ theo đức công bằng chứ chưa nói tới chuyện bác ái!

 

            2.3/ Làm cho anh chị em túng nghèo là làm cho chính Chúa: May mắn cho chúng ta là những người được Chúa mặc khải trước cho biết tiêu chuẩn Chúa dùng để phán xét trong Ngày Tận Thế: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy… và mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy” (Mt 25:40, 45). Như thế, có thể nói đức bác ái là yếu tố quyết định để chúng ta vào hưởng nhan thánh Chúa hay sa hỏa ngục.

 

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

 

            – Để có thể sống đức bác ái trọn hảo, chúng ta phải để Chúa Kitô thấm nhuần tòan bộ con người: từ tư tưởng, suy luận, cảm nghĩ, đến hành động.

            – Để có thể cho đi nhưng không, cần xét mình thường xuyên để đánh giá những gì mình đã nhận nhưng không nơi Thiên Chúa và tha nhân.

            – Để có thể giúp đỡ tất cả mọi người, phải tập nhìn thấy Chúa trong tha nhân. Đừng bao giờ quên đây là tiêu chuẩn Thiên Chúa sẽ dùng để phán xét. Nếu đã biết trước tiêu chuẩn mà vẫn không chịu làm theo; có sa hỏa ngục cũng là tự do lựa chọn của con người.

 

CÁC BÀI VIẾT KHÁC
{loadposition user11}
Skip to content