Thứ Sáu, Tuần 26 Thường Niên, Năm Chẵn

Xin nhấn vào đây để nghe Bài Giảng

{audio}LCHN/audio/Thu Sau tuan 26 TN.mp3{/audio}

Thứ Sáu, CN XXVI TN, Năm Chẵn 

Bài đọc: Job 38:1, 12-21, 33-35; Lk 10:13-16. 

1/ Bài đọc I:             Bấy giờ, giữa cơn bão táp, Đức Chúa lên tiếng trả lời ông Gióp như sau: Trong cả đời ngươi, đã có lần nào ngươi từng ra lệnh cho buổi sáng, chỉ định vị trí cho hừng đông, để hừng đông nắm chắc mười phương đất, giũ cho sạch hết bọn gian tà? Bấy giờ, đất thay màu đổi sắc tựa màu đất sét dùng làm ấn niêm phong, và muôn loài xuất hiện tựa tấm áo lộng lẫy huy hoàng. Nhưng ác nhân thấy mình mất đi ánh sáng, cánh tay từng tung hoành, nay bị bẻ gãy.           

Có bao giờ ngươi đã đến tận nguồn biển cả và lang thang ở đáy vực sâu? Có ai từng mở cho ngươi lối vào âm phủ và ngươi thấy được cửa dẫn tới âm ty? Có khi nào ngươi hiểu mặt đất rộng chừng nào? Nếu ngươi biết hết mọi điều đó thì cứ nói đi! Con đường nào dẫn đến nơi ở của ánh sáng, đâu là nơi bóng tối cư ngụ, để ngươi đưa nó đến miền nó ở, và nhận ra đường về nhà nó? Điều này, hẳn ngươi biết rõ, vì khi ấy, ngươi đã chào đời, và đời ngươi đã qua bao năm tháng!             

Liệu ngươi có biết được quy luật của trời, có ấn định được ảnh hưởng của trời đối với đất?Liệu tiếng ngươi có vọng thấu tầng mây, khiến trên ngươi cả khối nước trời đổ xuống? Liệu ngươi ra lệnh, chớp có phóng đi, và nói với ngươi: “Chúng em có mặt!” 

2/ Phúc Âm:             “Khốn cho ngươi, hỡi Cho-ra-din! Khốn cho ngươi, hỡi Bết-xai-đa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tyre và Si-đôn, thì từ lâu họ đã mặc áo vải thô, ngồi trên tro tỏ lòng sám hối rồi. Vì thế, trong cuộc Phán Xét, Tyre và Si-đôn sẽ được xử khoan hồng hơn các ngươi. Còn ngươi nữa, hỡi Ca-per-na-um, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư? Không, ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ!           

“Ai nghe anh em là nghe Thầy; và ai khước từ anh em là khước từ Thầy; mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy.”


GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Biết Chúa – biết mình                        

Napoléon đã tuyên bố một câu bất hủ: “Biết người, biết ta: trăm trận trăm thắng.” Nhiều người chẳng những đã không biết mình mà còn mù tịt về Thiên Chúa. Hậu quả là con người thường có khuynh hướng lấy những gì mình biết mà áp dụng cho Thiên Chúa; vì thế, con người dễ kiêu ngạo và khinh thường Thiên Chúa, khinh thường những người làm việc cho Thiên Chúa, và lọai Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời. Các Bài đọc hôm nay dạy cho chúng ta những trường hợp phải tránh. 

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

 

1/ Bài đọc I: Sự quan phòng của Thiên Chúa trong vũ trụ

 

            Con người có thể nhận ra sự hiện diện, sự khôn ngoan và uy quyền của Thiên Chúa qua việc quan sát thiên nhiên. Thánh Thomas Aquinô đã dùng những nguyên lý rất khoa học để chứng minh những điều này: Ví dụ, theo nguyên lý nhân quả: Vật gì có là phải có người làm cho có; mà vũ trụ thực sự hiện hữu; vì thế phải có người dựng nên vũ trụ. Chúng ta gọi Người đó là Thiên Chúa. Cũng theo nguyên lý này: sự vật càng tinh vi bao nhiêu thì người sáng chế ra nó càng khôn ngoan bấy nhiêu; nhìn vào hệ thống thái dương hệ, nhìn vào thân thể con người với các bộ phận tinh vi và họat động hòa điệu với nhau; chúng ta có thể nhận ra sự khôn ngoan và uy quyền của Thiên Chúa. Thánh Phaolô cũng khẳng định điều này: “Những gì người ta có thể biết về Thiên Chúa, thì thật là hiển nhiên trước mắt họ, vì chính Thiên Chúa đã cho họ thấy rõ. Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người. Do đó, họ không thể tự bào chữa được” (Rom 1:19-20).

 

            Thiên Chúa cũng nhắc nhở cho ông Gióp những điều này:

            (1) Qua những gì xảy ra trên trời: “Trong cả đời ngươi, đã có lần nào ngươi từng ra lệnh cho buổi sáng, chỉ định vị trí cho hừng đông, để hừng đông nắm chắc mười phương đất, giũ cho sạch hết bọn gian tà?”

            (2) Qua những gì xảy ra dưới biển cả và đáy vực sâu: “Có bao giờ ngươi đã đến tận nguồn biển cả và lang thang ở đáy vực sâu? Có ai từng mở cho ngươi lối vào âm phủ và ngươi thấy được cửa dẫn tới âm ty? Có khi nào ngươi hiểu mặt đất rộng chừng nào? Nếu ngươi biết hết mọi điều đó thì cứ nói đi!”

           (3) Qua sự hiện diện của ánh sáng và bóng tối: “Con đường nào dẫn đến nơi ở của ánh sáng, đâu là nơi bóng tối cư ngụ, để ngươi đưa nó đến miền nó ở, và nhận ra đường về nhà nó? Điều này, hẳn ngươi biết rõ, vì khi ấy, ngươi đã chào đời, và đời ngươi đã qua bao năm tháng!” 

           (4) Qua những qui luật của trời đất: “Liệu ngươi có biết được quy luật của trời, có ấn định được ảnh hưởng của trời đối với đất? Liệu tiếng ngươi có vọng thấu tầng mây, khiến trên ngươi cả khối nước trời đổ xuống?”

 2/ Phúc Âm: Biết mình để đừng kiêu ngạo

             (1) Hai thành của Do-Thái, Chorazin và Bethsaida: Sử gia Eusebius và thánh Jerome định vị Chorazin là một thành phố nằm cách Capernaum 2 dặm về phía Bắc. Vì nó nằm trên ngọn đồi nên từ đây một người có thể nhìn xuống Capernaum và Biển Hồ. Thành phố này rất phồn thịnh cho tới thế kỷ 2 AD. Tuy Phúc Âm không tường thuật Chúa rao giảng hay làm phép lạ ở Chorazin, nhưng có lẽ vì thành rất gần Capernaum nên đã nghe những gì Chúa giảng và chứng kiến những gì Chúa làm. Bethsaida, tiếng Do-Thái có nghĩa là “nhà của cá.” Thành này nằm ở phía Tây của Hồ Tiberias. Đây là chỗ sinh sống của các Tông Đồ Phêrô, Anrê, và Philip, và cũng là nơi Chúa thường xuyên lui về để nghỉ ngơi (Mk 6:45, Lk 9 :10, Jn 1:44, 12:21). Tại đây, Chúa làm phép lạ chữa người mù (Mk 8:25) và chữa mẹ vợ của Phêrô (Mt 8 :14, Mk 1 :30).

           (2) Hai thành của Dân Ngọai, Tyre và Sidon: Hai thành này nằm dọc theo bờ biển Mediteranean về phía Bắc của Do-Thái là Lebanon hiện giờ. Vì nằm trên bờ biển và là nơi giao thông giữa Á Châu và Âu Châu nên hai hải cảng này rất phồn thịnh. Trong suốt cuộc đời rao giảng của Chúa, chỉ có 2 Thánh Ký Matthew và Mark tường thuật một lần Chúa Giêsu đi đến Tyre và Sidon (Mt 15:21, Mk 7:30) và làm phép lạ một lần: chữa con gái người đàn bà Dân Ngọai Canaanite, sau khi đã khen ngợi đức tin của bà (Mt 15:28, Mk 7:30). Tuy không được Chúa Giêsu đến rao giảng và không được chứng kiến những phép lạ Chúa làm như các thành khác của người Do-Thái; nhưng mỗi khi nghe nói Chúa rao giảng những thành trì gần nơi họ ở, họ kéo nhau tới để lắng nghe Chúa giảng; và niềm tin của người đàn bà xứ Canaanite đã làm Chúa ngạc nhiên.

           Khi so sánh giữa 2 thành của Do-Thái (Chorazin và Bethsaida) với 2 thành của Dân Ngọai (Tyre và Sidon), Chúa đã phải thốt lên: “Khốn cho ngươi, hỡi Chorazin! Khốn cho ngươi, hỡi Bethsaiđa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tyre và Sidon, thì họ đã mặc áo vải thô từ lâu, ngồi trên tro tỏ lòng sám hối rồi. Vì thế, trong Ngày Phán Xét, Tyre và Sidon sẽ được xử khoan hồng hơn các ngươi.”

            (3) Capernaum được nhắc tới 16 lần bởi cả 4 Thánh Ký. Matthew và Mark tường thuật Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ rao giảng của Ngài sau khi bị cám dỗ trong sa mạc tại Capernaum (Mt 4:13, Mk 1:21); Ngài thường xuyên trở lại đây rao giảng (Mk 2:2, Lk 4:31); và diễn từ quan trọng nhất về Bí Tích Thánh Thể được nói trong hội đường của người Do-Thái tại đây (Jn 6). Nơi đây Chúa đã làm rất nhiều phép lạ (Lk 4:23): chữa lành người đầy tớ của viên Đại Đội Trưởng (Mt 8:5, Lk 7:10); chữa người bị quỉ ám (Mk 1:26, Lk 4:33); chữa lành người bất tọai (Mk 2:12); làm phép lạ đầu tiên cho nước hóa thành rượu tại Cana, rất gần Capernaum (Jn 2:11); chữa con trai của một công chức (Jn 4:52); bắt sóng biển phải im lặng (Jn 6:21). Nhưng cũng tại Capernaum Chúa gặp rất nhiều thử thách và chống đối (Mt 17:24, Mk 2:7). Dân chúng tại Capernaum đã được nghe Chúa giảng nhiều lần và chứng kiến rất nhiều phép lạ Ngài làm, nhưng họ vẫn cứng lòng, kiêu ngạo không chịu tin vào Ngài; đó là lý do tại sao có những lời của Chúa hôm nay: “Còn ngươi nữa, hỡi Capernaum, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư? Không, ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ!”

            (4) Hậu qủa của sự chấp nhận hay khước từ các môn đệ: Chúa Giêsu tuyên bố: “Ai nghe anh em là nghe Thầy; và ai khước từ anh em là khước từ Thầy; mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy.” Điều này cho chúng ta thấy sự quan trọng của các môn đệ. Chúa Giêsu đã ban cho các ông tất cả những gì cần thiết cho việc rao giảng Tin Mừng trước khi sai các ông đi. Các ông là đại diện cho Chúa Giêsu giống như Chúa Giêsu là đại diện cho Thiên Chúa; người được sai đi có đầy đủ uy thế và quyền hành như người sai đi. Chúng ta thường có khuynh hướng coi nhẹ những người đại diện, xem họ không có uy quyền bằng chủ nhân của họ. Chúng ta đừng quên những lời tường thuật của các môn đệ có khả năng làm Thiên Chúa khen thưởng hay đánh phạt chúng ta.           

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

 

            – Chúng ta phải học biết về Thiên Chúa để hiểu biết đường lối của Ngài và tránh được kiêu ngạo. Đừng có thái độ “ếch ngồi đáy giếng.”

 

 

CÁC BÀI VIẾT KHÁC
{loadposition user11}
Skip to content