Thứ Sáu – Tuần 29 – TN2

Xin Nhấn vào đây để nghe Bài Giảng hoặc tải xuống

Thứ Sáu – Tuần 29 – TN2

 

Bài đọc: Eph 4:1-6; Lk 12:54-59.

1/ Bài đọc I: Kêu gọi hiệp nhất

1 Vậy, tôi là người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em.

2 Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau.

3 Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau.

4 Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng.

5 Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa.

6 Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người.

2/ Phúc Âm54 Đức Giê-su cũng nói với đám đông rằng: “Khi các người thấy mây kéo lên ở phía tây, các người nói ngay: “Mưa đến nơi rồi”, và xảy ra đúng như vậy.

55 Khi thấy gió nồm thổi, các người nói: “Trời sẽ oi bức”, và xảy ra đúng như vậy.

56 Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc đất trời, thì các người biết nhận xét, còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận xét?

57 “Sao các người không tự mình xét xem cái gì là phải?

58 Thật vậy, khi anh đi cùng đối phương ra toà, thì dọc đường hãy cố gắng giải quyết với người ấy cho xong, kẻo người ấy lôi anh đến quan toà, quan toà lại nộp anh cho thừa phát lại, và thừa phát lại tống anh vào ngục.

59 Tôi bảo cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó trước khi trả hết đồng kẽm cuối cùng.”


GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cần biết suy xét để biết sống.

Trăm người trăm ý, hơn nữa còn bao nhiêu tính khí khác nhau. Làm sao con người có thể san bằng khác biệt và sống chung với nhau? Thánh Phaolô trong Bài đọc I đưa ra 5 đức tính tối quan trọng để con người có thể chung sống với nhau, và 7 điểm tương đồng con người cần phát huy để bảo vệ sự hiệp nhất. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu nhấn mạnh đến việc suy xét: quan sát các hiện tượng xảy ra trong trời đất để rút ra những kinh nghiệm sống cho hiện tại và chuẩn bị cho tương lai.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Làm thế nào để bảo vệ sự hiệp nhất?

Sau khi đã phân tích cho các tín hữu biết Mầu Nhiệm Cứu Độ và tình thương của Thiên Chúa, thánh Phaolô thành tâm nói với các tín hữu của ngài: “Vậy, tôi là người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em.” Để sống xứng đáng với ơn gọi, Thánh Phaolô liệt kê 5 nhân đức tối cần, theo kinh nghiệm của ngài, để duy trì sự hiệp nhất và những điểm tương đồng mọi người đều có để xóa tan những chia rẽ và ngăn cách.

1.1/ Năm nhân đức quan trọng trong cuộc sống để duy trì sự hiệp nhất mà Thánh Thần đem lại:

(1) Khiêm nhường (tapeinofrosuvnh): Đây là chữ không có trong tự điển của Hy-Lạp; vì đối với họ, tĩnh từ “khiêm nhường” đồng nghĩa với yếu kém, không đáng giá, hay không đáng quan tâm, và chỉ dành cho những người nô lệ thấp hèn. Các tác giả của Kitô hữu sáng chế danh từ này (Acts 20:19, Eph 4:2) bằng cách xử dụng tĩnh từ (tapeinov~) và cho thêm vào tiếp vĩ ngữ “frosuvnh,” đến từ động từ “fronevw= hãy coi như.” Đây là một trong những đức tính quan trọng nhất của Kitô hữu tối cần cho sự hiệp nhất; và gương khiêm nhường tuyệt hảo của Đức Kitô là gương sáng cho mọi người noi theo (Phil 2:6-11). Sự “coi mình không ra gì” hay “tự hủy mình ra không” làm con người trông cậy nơi Thiên Chúa và kính trọng tha nhân là con của Chúa.

(2) Hiền từ (prau<thj): Aristotles định nghĩa hiền từ là nhân đức giữa 2 thái cực: nhu nhược và tức giận. Người hiền từ là người biết kiểm sóat tính nóng giận của mình: luôn nóng giận đúng lúc và không bao giờ nóng giận sai lúc.

(3) Nhẫn nại (makroqumi,a): không bao giờ bỏ cuộc trước khó khăn và luôn trung thành cho tới khi đạt được kết quả mong muốn. Danh từ này được xử dụng đặc biệt cho sự kiên nhẫn giữa con người với con người, nhẫn nại để chinh phục người khác.

(4) Bác ái (avga,ph||): Danh từ này chỉ được dùng trong khuôn khổ Kitô Giáo. Bác ái đến từ Thiên Chúa lan rộng đến con người và lan tràn đến mọi người. Khi có đức bác ái này, con người có thể yêu thương kẻ thù và hy sinh cuộc đời cho tha nhân.

(5) Bình an (eivrh,nh): có thể định nghĩa là liên hệ đúng đắn giữa con người với con người. Để có bình an đích thực, con người cần hiểu biết sự thật.

1.2/ Những điểm tương đồng của tất cả: Để mang lại sự hiệp nhất Kitô Giáo, các Đức Giáo Hòang của thế kỷ 20 đã nhấn mạnh đến những gì là “của chung” trong các phiên họp Đại Kết. Những điểm tương đồng cần được phát huy mạnh mẽ để xóa dần đi những điểm dị biệt. Thánh Phaolô liệt kê tài sản chung của các tín hữu:

(1) Chỉ có một thân thể: là Đức Kitô mà mọi người là những chi thể (I Cor 12:12);

(2) một Thánh Thần: họat động nơi Đức Kitô và trong mọi người (I Cor 12:13);

(3) một niềm hy vọng: là được sống đời đời với Thiên Chúa;

(4) Chỉ có một Chúa: là Đức Giêsu Kitô. Ngòai Ngài ra, không có Chúa nào khác;

(5) một niềm tin: vào Đức Kitô là Con Thiên Chúa;

(6) một Phép Rửa: để tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu;

(7) Chỉ có một Thiên Chúa: Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người. Ngài làm mọi sự cho mọi người.

2/ Phúc Âm: Phải biết dùng trí khôn để tìm ra sự thật.

2.1/ Kiến thức về thời tiết: Cha ông chúng ta ngày xưa, tuy không có các dụng cụ dùng để tiên đóan thời tiết như chúng ta ngày nay, biết dùng kinh nghiệm để tiên đóan thời tiết; và lưu truyền cho con cháu bằng những câu thơ đơn giản, dễ hiểu, và dễ nhớ. Chẳng hạn: “Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy,Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi.” Ý nghĩa: Khi thấy mây đen kéo tới từ phía Đông của Việt Nam, nghĩa là từ Biển Nam Hải đi tới, là chắc chắn sẽ có mưa. Vì thế, phải chạy cho nhanh chóng kẻo bị ướt; nhưng khi thấy mây đen kéo tới từ phía Nam, thì sẽ không có mưa, cứ việc thong thả làm hay chơi.

Đức Giêsu cũng dùng kinh nghiệm như thế khi nói với đám đông rằng: “Khi các người thấy mây kéo lên ở phía Tây, các người nói ngay: “Mưa đến nơi rồi,” và xảy ra đúng như vậy. Khi thấy gió Nồm thổi, các người nói: “Trời sẽ oi bức,” và xảy ra đúng như vậy. Ý nghĩa: Khi mây đen kéo tới từ phía Tây của Do-Thái, nghĩa là từ Biển Mediterranean đưa tới, là chắc chắn sẽ có mưa; khi gió Nồm (gió từ phía Nam) thổi tới là trời sẽ oi bức.

2.2/ Kiến thức về thời gian: Vào thời đại của Chúa Giêsu, mọi người đều trông đợi Đấng Thiên Sai tới để giải phóng dân tộc. Theo các Sách Tiên Tri, Thiên Chúa sẽ cho những dấu để dân nhận biết khi nào Đấng Thiên Sai tới; chẳng hạn, theo Sách Tiên tri Isaiah: “Đức Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân” (Isa 61:1). Nhưng khi Chúa Giêsu nhắc cho họ biết, chính Ngài là Đấng tiên tri Isaiah đã loan báo (Lc 4:21), họ vẫn không tin vào Ngài. Đó là lý do tại sao hôm nay Chúa trách họ: “Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc đất trời, thì các người biết nhận xét, còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận xét?”

2.3/ Dùng kiến thức tâm lý để chuẩn bị cuộc sống tương lai: Để chuẩn bị đối diện với sự công bằng của Thiên Chúa trong Ngày Phán Xét, Chúa trưng dẫn một ví dụ về kiện cáo mà con người vẫn thường làm: “Thật vậy, khi anh đi cùng đối phương ra toà, thì dọc đường hãy cố gắng giải quyết với người ấy cho xong, kẻo người ấy lôi anh đến quan toà, quan toà lại nộp anh cho thừa phát lại, và thừa phát lại tống anh vào ngục. Tôi bảo cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó trước khi trả hết đồng xu cuối cùng.” Ý nghĩa: công bằng là phải trả cho người khác những gì thuộc về họ. Nếu đã đối xử bất công với người khác thì hãy đền trả họ càng sớm càng tốt; nếu không, sẽ phải đền trả nơi tòa án và sẽ phải chịu tù đày nữa.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

– Để sống hiệp nhất với nhau, chúng ta cần có 5 nhân đức: khiêm nhường, hiền lành, nhẫn nại, bác ái, và an bình; và phát huy những “điểm chung” để có thể cùng nhau tiến tới.

– Con người là con vật biết suy xét: biết dùng kinh nghiệm quá khứ để rút ra kinh nghiệm sống cho hiện tại; đồng thời, biết dùng những gì xảy ra trong hiện tại để mưu ích cho tương lai. 

Skip to content